Bán hàng thép xây dựng năm ngoái đạt 9,8 triệu tấn, tăng 13,8% so với năm 2016. Hai tháng cuối năm, lượng bán hàng thép xây dựng tăng đột biến khi tăng lần lượt 35,7% và 41% so với tháng 10 lên 884.828.
"Đây là tốc độ tăng trưởng cao so với các năm trước", ông Sưa nhận định.
Đặc biệt, năm 2017 chứng kiến mức tăng trưởng xuất khẩu tới 44% đạt 1,27 triệu tấn.
Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu thị phần thép xây dựng khi chiếm 23,9% với sản lượng đạt 2,156 triệu tấn. VNSteel đứng thứ 2 đạt 17,8. Ponima, POSCO SS và Vinakyoei lần lượt đứng thứ 3,4,5 khi thị phần đạt 10,6%; 9,3% và 8,8%.
Giá quặng sắt đầu năm 2017 ở mức 83,5 USD/tấn. Tuy nhiên đến tháng 2, giá quặng sắt đạt kỷ lục lên tới hơn 90 USD/tấn sau đó giảm mạnh xuống còn 55,7 USD/tấn hồi tháng 6. Tính chung cả năm 2017, giá quặng sắt tăng 16,5% so với năm 2016.
Giá than mỡ luyện cốc tương đối ổn định trong năm 2017. Đầu năm 2017, giá than mỡ luyện cốc ở mức 180 USD/tấn sau đó tăng lên 245 USD/tấn vào tháng 4/2017. Tính chung năm 2017, giá than mỡ luyện cốc tăng 15%. giá than cốc giữ vững ở mức 304,16 USD/tấn, tăng 35%.
Giá thép phế liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Giá thép phế đầu năm 250-255 USD/tấn. Tính đến 7/1/2018, giá thép phế đã tăng khoảng 120-130 USD/tấn so với đầu năm 2017.
Theo ông Sưa, việc đóng cửa các cơ sở lò cảm ứng ở Trung Quốc sẽ có tác động tích đối với các nước nhập khẩu thép phế. Do nguyên liệu thô chính của lò nung cảm ứng là sắt thép phế, nên việc kìm kẹp các nhà sản xuất lò nung cảm ứng đã dẫn đến tình trạng dư thừa phế liệu ở thị trường Trung Quốc tạo áp lực lên giá của sản phẩm này.
Theo ndh.vn