Hotline: 0969 200 668
E-mail: info@truonganplastic.vn / quangnd@truonganplastic.vn

Ngành nhựa còn nhiều dư địa tăng trưởng

Trong 4 tháng đầu năm 2018, ngành nhựa Việt Nam đã có sự tăng trưởng cao và việc xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Nhật Bản cũng gia tăng mạnh mẽ. Theo dự báo, trong năm 2018, ngành nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 12-15%.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) - cho biết, hiện nay ngành nhựa vẫn là một trong những ngành có sự tăng trưởng tương đối ổn định khi đạt bình quân từ 14-15%/năm và giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng 12-14%/năm.

Các thống kê của VPA cho thấy, trong năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2016. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự tăng trưởng cao gồm: Hàn Quốc tăng 30%, ASEAN tăng 24,2%, Nhật Bản tăng 14,8%... Khu vực thị trường lớn là EU giữ vững mức tăng trưởng, thậm chí tăng ấn tượng như xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 61,5%.

Cũng theo ông Hồ Đức Lam, trong 4 tháng đầu năm nay, ngành nhựa tiếp đà tăng trưởng và đạt mức 14%, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường chủ lực như Nhật Bản, Mỹ… tiếp tục tăng mạnh (Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỉ trọng 26%, kế đến là Mỹ với 11%).

Đánh giá về dư địa phát triển của ngành trong thời gian tới, ông Lam cho hay, ngành nhựa vẫn còn nhiều cơ hội tăng cao hơn bởi hiện nay sử dụng bình quân sản phẩm nhựa trên đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, với mức bình quân là 41 kg/người/năm trong khi các nước khu vực châu Á là 48,5 kg/người/năm và trung bình toàn thế giới là 69,7 kg/người/năm.

Về sức cạnh tranh của ngành, đại diện VPA khẳng định: Nếu như trước đây hình ảnh của doanh nghiệp nhựa thường là các công ty gia đình, công ty tư nhân có quy mô nhỏ lẻ thì nay cùng với xu thế hội nhập và sự hỗ trợ quyết liệt bằng các chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp ngành này đang lớn mạnh và duy trì sự phát triển qua từng năm. Hiện doanh nghiệp nhựa nội địa đang cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý là những doanh nghiệp có thế mạnh nội địa đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các tập đoàn đa quốc gia khác để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Chẳng hạn Công ty Nhựa An Phát đã đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy số 6 (công suất 3.000 tấn/tháng) và số 7 (công suất 800 tấn/tháng), chuyên xuất khẩu sản phẩm túi nhựa sinh học và bao bì màng mỏng sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và Mỹ. Công ty Nhựa Tiền Phong sáp nhập Công ty Nhựa Năm Sao và nâng công suất nhà máy tại miền Trung lên hơn 15.000 tấn/năm. Còn Nhựa Đông Á cũng đang tìm cách nâng công suất nhà máy sản xuất tấm profile, với kỳ vọng đứng đầu lĩnh vực nhựa xây dựng và vật liệu quảng cáo…

Gần đây nhất, vào 18/5 vừa qua, nhựa Rạng Đông hợp tác cùng Tập đoàn Sojitz Pla-Net - Nhật Bản khánh thành Nhà máy nhựa Rạng Đông tại tỉnh Long An với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD nhằm nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Theo ông Kato, Chủ tịch Tập đoàn Sojitz Pla-Net, việc khánh thành nhà máy mới là cột mốc rất quan trọng cho sự hợp tác của 2 doanh nghiệp. Tập đoàn Sojitz Pla-Net sẽ nỗ lực hỗ trợ RLP để tạo ra những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như PVC, bao bì…, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam và thế giới.

Theo ndh.vn


Chia sẻ bài viết: 


Bài viết khác:

Lựa chọn phào chỉ thông minh theo phong thủy

Sau Mã Lai, Việt Nam,Thái lan sẽ ngưng toàn bộ việc nhập khẩu rác nhựa vào năm 2021.

Các nước EU ủng hộ dự luật cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Phát hiện 9 loại vi hạt nhựa trong chất thải của con người

Sinh viên Thụy Điển đã chế tạo ra nhựa từ khoai tây

Loại nhựa tự phân hủy chỉ trong 10 ngày?

Ngành tái chế nhựa phải ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước

Hạt nhựa nguyên sinh là gì?

Thị trường hàng hóa ngày 11/7: Giá dầu và nhựa tăng trong khi kim loại và nông sản giảm sâu

Giá chào PE tháng Sáu đầu tiên tại Đông Nam Á có dấu hiệu tăng bất chấp người mua kháng cự

Nhà sản xuất Indonesia điều chỉnh tăng giá PP, PE

Việt Nam được tài trợ một triệu Euro để nghiên cứu tái chế nhựa

Gót chân Asin trong xuất khẩu nhựa

IEA: Căng thẳng vùng Trung Đông có tiếp tục thúc đẩy giá dầu?

Liệu xu hướng tăng giá PVC Châu Âu sẽ duy trì sang tháng Ba?

Sắp có sàn giao dịch... nhựa

Các doanh nghiệp polymer Thổ Nhĩ Kỳ dự báo thị trường tháng Một trước kì nghỉ lễ

Thị trường tương lai mạnh thúc đẩy giá PP tăng tại Trung Quốc sau hơn một tháng

Giá HDPE Trung Quốc tiếp tục tăng do nguồn cung khan hiếm

Giá PET tăng 4 cent trong tháng 9 do nguyên liệu căng thẳng.

Giá PP, PE nội địa tăng thêm tại Việt Nam

Nhựa sinh học làm từ vỏ tôm

Liệu nguồn cung hạn chế từ Thái Lan sẽ đóng vai trò rõ nét hơn tại Đông Nam Á?

Nhập khẩu homo PP, PVC, LDPE và PS của Trung Quốc năm 2016 giảm

Hạt Nhựa PP là gì ? và ứng dụng của PP

Nhà sản xuất Trung Quốc tăng giá chào PP đối với thị trường Việt Nam

Hãng NEC sản xuất nhựa sinh học từ vỏ hạt điều

Xuất khẩu nhựa sẽ đạt kỷ lục 1 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu hạt nhựa PP đầu tiên ra thị trường