Hotline: 0969 200 668
E-mail: info@truonganplastic.vn / quangnd@truonganplastic.vn

Chiến tranh thương mại: Cả xuất, nhập khẩu của Việt Nam đều “chịu trận”

 
 

Chiến tranh thương mại: Cả xuất, nhập khẩu của Việt Nam đều “chịu trận”

 

(HQ Online)- Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đã chính thức bùng nổ từ ngày 6/7, được nhận định sẽ tác động mạnh mẽ tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Tận dụng cơ hội cũng như hóa giải thách thức trong vấn đề này đều không đơn giản.

Cảng Nam Hải Đình Vũ - Hải Phòng Ảnh: Thái Bình

Tăng trưởng XK giảm dần

Nhìn nhận về cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá: Đây là hai nền kinh tế hàng đầu và cũng là hai cường quốc XNK trên thế giới. Bởi vậy, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới nói chung.

Với Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường XK lớn nhất, những tác động tiêu cực tới XK hàng hóa khá rõ nét. Cụ thể, khi Hoa Kỳ đánh thuế NK cao với hàng hóa Trung Quốc, Hoa Kỳ còn nêu sẽ áp dụng biện pháp với những nước nào sử dụng đầu vào của Trung Quốc, điển hình, Hoa Kỳ chỉ đích danh với mặt hàng sắt thép. Trong khi đó, Việt Nam hiện lại đang NK nguyên nhiên liệu từ Trung Quốc khá nhiều, trong đó có sắt thép, dệt may…

Về khía cạnh này, Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những phân tích, tính toán cụ thể: Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm đi kéo theo cầu về hàng XK của Việt Nam giảm. Bởi, trong cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, ngoại trừ EU, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Dự báo, tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam sẽ giảm 0,3 điểm % vào năm 2019 và mạnh hơn trong các năm 2021- 2023. Tương tự, tốc độ tăng NK sẽ giảm khoảng 0,6%. Điều này cho thấy sản xuất của các DN, đặc biệt khu vực FDI (NK nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài phần XK, tập trung phân tích về mặt NK hàng hóa, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS. TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Bùng nổ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, hàng Trung Quốc gặp khó khi thâm nhập vào Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ tìm cách đẩy hàng hóa sang thị trường khác, nhất là các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo sức ép lớn tới các DN tại thị trường nội địa. Không cạnh tranh nổi, DN có thể sẽ phải thu hẹp sản xuất.

Đại diện Ban Kinh tế thế giới chia sẻ thêm: Ngoài các vấn đề nêu trên, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc còn có thể làm cho dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thương mại bị ảnh hưởng làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hưởng, dẫn tới hạn chế dòng đầu tư. Tuy nhiên, cần chú ý là tác động này không quá lớn, chỉ giảm khoảng 0,01 điểm %.

Đa dạng hàng xuất vào Hoa Kỳ

Bên cạnh các yếu tố tác động tiêu cực, ở chiều ngược lại, theo ông Phương, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không nhập được hàng hóa của nhau, hai bên phải tìm kiếm thị trường khác. “Việt Nam hiện là một nước XK lớn. Chúng ta có cơ hội để tăng trưởng XK sang cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Quan trọng là phải tìm cách đánh giá, nắm bắt được cơ hội, đồng thời xem xét kỹ năng lực đáp ứng”, ông Phương nói.

Xung quanh vấn đề này, báo cáo đánh giá nhanh của Ban Kinh tế thế giới cho thấy: Tác động tích cực của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc với Việt Nam là mở ra cơ hội thị trường của Hoa Kỳ nếu hàng XK Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế cũng không phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tại thị trường Trung Quốc với Việt Nam được Ban Kinh tế thế giới nhận định là không nhiều. Trong bối cảnh hiện tại, Ban Kinh tế thế giới đưa ra khuyến cáo, trước mắt, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như động thái tỷ giá của cả đồng USD và NDT để DN có phản ứng kịp thời; khuyến cáo DN FDI và DN Việt Nam khẩn trương tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế để tìm cơ hội đa dạng hoá danh mục XK vào Hoa Kỳ.

Một số chuyên gia cho rằng, việc cần làm còn là nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp XK của Trung Quốc sang Hoa Kỳ bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp; đồng thời tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ đều bị ảnh hưởng. Về lâu dài, các DN cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Hoa Kỳ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng.

Liên quan tới câu chuyện chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy XNK, tận dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư nếu có. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng còn là nỗ lực XK thông qua các Hiệp định thương mại tự do, giúp Việt Nam tìm được con đường riêng, ổn định trong bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp.

Về chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu quan điểm: Đây là vấn đề lớn, không phải chiến tranh thương mại đơn thuần mà là tổng thể chung của nhiều khía cạnh khác. Liên quan tới cuộc chiến tranh này không chỉ là sắc thuế mà chứa đựng cả vấn đề về bản quyền công nghệ, cơ cấu kinh tế, tiền tệ, tín dụng… “Tổng thể chung lại, sự cạnh tranh của hai siêu cường trên thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đặt ra những yêu cầu cho từng quốc gia riêng rẽ, trong đó có Việt Nam, cần tính toán kỹ lưỡng trong định hướng tiếp theo của quá trình toàn cầu hóa”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

 

Hiện nay, danh sách các sản phẩm mới nhất của Trung Quốc dự kiến bị Hoa Kỳ áp thuế bao gồm 1.102 sản phẩm với giá trị NK 50 tỷ USD, gồm hai nhóm : Nhóm 1 gồm 818 sản phẩm đã trong danh sách đề xuất trước đó (ngày 6/4/2018) tương đương 34 tỷ USD. Việc bắt đầu thu thuế bổ sung được áp dụng từ ngày 6/7 vừa qua. Nhóm 2 tập trung vào sản phẩm từ các ngành công nghiệp đóng góp hoặc hưởng lợi từ chính sách công nghiệp “Made in China 2025”, ví dụ hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông, robot, máy móc công nghiệp, vật liệu mới và ô tô, không bao gồm sản phẩm tiêu dùng thông thường. Nhìn chung, các mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện (34,2 tỷ USD), tạp phẩm (6,8 tỷ USD) và xe cộ, máy bay (2,7 tỷ USD). 
Về phía Trung Quốc, nước này đã bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Hoa Kỳ trị giá 34 tỷ USD bao gồm đậu tương, thịt bò, rượu whisky và xe off-road kể từ ngày 6/7. Trung Quốc cũng đe dọa sẽ đánh thuế cao hơn với 16 tỷ USD XK của Mỹ, nhắm vào hàng hóa năng lượng như than đá và dầu thô. Xét theo giá trị, các mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là xe cộ, máy bay (27,6 tỷ USD), rau củ (13,7 tỷ USD), nhựa và cao su (3,5 tỷ USD).
Với các động thái này, có thể nói ngày 6/7 chính là mốc đánh dấu chính thức bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại lớn nhất từ trước đến nay này chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

Theo baohaiquan.vn


 


Chia sẻ bài viết: 


Bài viết khác:

Thu hồi tiền thuế đã hoàn nếu không XK hết hàng NK để sản xuất

34 hiệp hội ở Mỹ kêu gọi bỏ thuế nhôm, thép từ Mexico và Canada

Thị trường dầu thô đã thay đổi như thế nào trong hơn một tháng qua?

OPEC và đồng minh cảnh báo thị trường dầu có thể rơi vào trạng thái dư cung vào năm 2019

Mỹ bơm dầu vượt mặt Nga và Ả-rập Xê-út, OPEC phản ứng ra sao?

Triển vọng ngành khí thiên nhiên Việt Nam

Chính sách thuế với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của DN chế xuất

Vướng trong hoàn thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền XNK

Hoàn thuế GTGT với hàng hóa NK sản xuất XK

Xác định rõ vai trò của Hải quan trong quản lý phế liệu nhập khẩu

Chính sách thuế đối với DN nội địa NK hàng cho DN chế xuất xây dựng nhà xưởng

Thị trường ngày 28/9: Giá xăng dầu, gạo, cà phê tăng

Không được xét giảm giá trong tính trị giá hải quan nếu chưa hoàn thành NK cho toàn bộ hàng hóa

Chưa cấp phép qua một cửa, phế liệu nhập khẩu gặp khó khăn

Đã có phương án xử lý khi hệ thống chưa tiếp nhận chứng từ thuộc hồ sơ hải quan

Sửa nghị định về điều kiện kho bãi hướng đến mục tiêu hiện đại hóa

Bãi bỏ một số Thông tư liên quan đến thuế nhập khẩu

Tại sao giá thép cứ tăng, giá kim loại cơ bản cứ giảm?

Lấy mẫu giám định phế liệu là một hình thức kiểm tra thực tế của Hải quan

Tính tiền chậm nộp theo “Tờ khai cuối cùng”

Nguồn cung toàn cầu có dấu hiệu giảm, dầu thô tăng giá

Hướng dẫn thủ tục hàng quá cảnh theo Nghị định 59 và Thông tư 39

Hướng đi cho ngành nhựa tái chế

Thị trường ngày 28/8/2018: Giá dầu tăng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh, thép đi xuống ngày thứ 4 liên tiếp

Dầu tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại về nguồn cung tại Iran

Khẩn trương báo cáo tình hình nhập khẩu phế liệu

Hải quan kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu bằng thiết bị kiểm định hiện đại

Xuất khẩu sắt thép tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm

Soi mức thuế khai báo hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước không được hưởng ưu đãi

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, dầu thô tăng giá

Arab Saudi dừng vận chuyển qua Biển Đỏ, dầu thô tăng giá ngày thứ ba liên tiếp

EU áp dụng biện pháp tự vệ với ba nhóm sản phẩm thép của Việt Nam

Lo ngại nguồn cung từ Mỹ giảm, dầu tăng giá

Chính sách thuế đối với hàng tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP

Khó dự đoán giá thép không gỉ tại châu Á trong quý III/2018

Chậm chuyển tiền nộp thuế, ngân hàng sẽ bị phạt chậm nộp

Lo ngại về nguồn cung ở Libya, Iran, Canada, dầu thô tăng giá

Những điểm đáng chú ý của kinh tế nửa đầu năm 2018

Giá xăng tăng liên tục: Áp thuế kịch trần, nguy cơ khó lường

Tiếp tục nâng cấp và mở rộng nộp thuế điện tử 24/7

Tăng thuế VAT: Cần có lộ trình cụ thể

Dự trữ tại Mỹ giảm, giá dầu đạt đỉnh kể từ tháng 11/2014

Trung Quốc dự tính gì với ngành thép trong giai đoạn 2016 - 2020?

Dầu WTI vọt gần 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất từ tháng 1/2018

Thêm 3 thủ tục kiểm tra chất lượng thực hiện Cơ chế một cửa

Bảo vệ hàng trong nước trước “làn sóng” ngoại nhập

Đính chính một số lỗi kỹ thuật tại các Biểu thuế nhập khẩu

Gần 6,7 triệu tấn thép được bán ra trong 5 tháng, tăng trưởng 35%

Dự trữ tại Mỹ giảm bất ngờ, dầu thô tăng giá

Doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện chính sách mới về hải quan

Lo ngại OPEC không tăng sản lượng, dầu thô tăng giá

Từ ngày 5/6, một loạt văn bản pháp luật về lĩnh vực hải quan có hiệu lực

Phát sinh vướng mắc về sản xuất xuất khẩu

Tổng cục Hải quan hướng dẫn về miễn, hoàn thuế đối với một số loại thuế XNK

Cần điều kiện gì để NK máy móc đã qua sử dụng?

Bộ TN&MT: Bãi bỏ, đơn giản hóa 100% thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành

Thép rục rịch tăng giá

Nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ có trong thông tư mới của Bộ Tài chính

Những cơ hội và rủi ro của ngành thép thế giới 2018

Vọt gần 3%, dầu lên đỉnh gần 3 năm rưỡi khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm

Dầu lên cao nhất kể từ cuối năm 2014 khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang

Giá thép xây dựng tăng cao, có thể lập kỉ lục mới

Thêm ưu đãi thuế Thu nhập cá nhân cho nhân lực trình độ cao

Infographics: Những thị trường XNK hàng hóa với Việt Nam năm 2017

Bán hàng thép xây dựng năm 2017 tăng mạnh

Gỡ vướng mắc về hoàn thuế

GIÁ DẦU TĂNG MẠNH, DẦN TIẾN TỚI NGƯỠNG 70 USD/ THÙNG

Mỹ có thể soán ngôi "vua dầu thô" năm 2018

Giá dầu tăng mạnh do tình hình bất ổn ở Iran

Đa dạng phương thức hỗ trợ pháp lý cho DN 2018

Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu thép 9 tháng 2017

Giá dầu tăng do căng thẳng giữa Iraq và người Kurd leo thang

Triển vọng giá dầu: Thị trường theo dõi tình hình khai thác dầu thô Mỹ

Tiện ích của Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử

Giá dầu sắp trở lại thời hoàng kim?

Nhu cầu thép của Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng

Giá dầu tăng do kỳ vọng khả năng OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm

Tiếp tục thể hiện sự minh bạch qua đo thời gian giải phóng hàng

Giá thép tăng cao kỷ lục

Các nhà máy thép Trung Quốc "chạy đua" tăng sản lượng do giá tăng mạnh

Đề nghị hãng tàu xử lý vướng mắc trong phối hợp giám sát

Giá dầu tăng do sản lượng khai thác của OPEC trong tháng 8 giảm

Quy trình biến rác thải thành quần áo, gạch lát đường ở Nhật

Nhật Bản áp thuế chống bán phá giá đối với vật liệu hóa học nhập khẩu từ Trung Quốc

Giá dầu tăng gần 3% sau khi cơn bão Harvey kết thúc

Giá thép trong nước đồng loạt vượt 12 triệu đồng/tấn

Giá dầu cuối tuần tăng

Giá dầu mất mốc 50 USD do sản lượng dầu thô OPEC bất ngờ tăng

Giá quặng sắt, thép tại Trung Quốc tăng

Tăng 4 phiên liên tiếp, dầu lên cao nhất kể từ cuối tháng 5/2017

Trực thăng tự động truy lùng hải tặc

Bộ Công Thương: Điện chưa tăng, xăng chưa giảm

Giá xăng thế giới hạ nhiệt

Nhập siêu giảm mạnh chưa hẳn đã vui