Rác thải nhựa đang hủy hoại toàn bộ các đại dương phân hủy chỉ trong vòng 10 ngày
Khối lượng rác khổng lồ khoảng 10 triệu tấn mỗi năm được thải ra các đại dương cho thấy hiểm họa khôn lường từ hành vi hủy hoại môi trường một cách vô thức của con người chúng ta. Rác thải nhựa sau khi được thải ra sẽ theo các dòng chảy từ sông suối lan ra các đại dương khiến cho rất nhiều thủy hải sản bị chết khi vướng mắc hoặc ăn, nuốt phải những loại rác thải nhựa này. Sau khi đã vào trong cơ thể của các sinh vật biển, chúng không thể phân hủy được và tồn tại trong hệ tiêu hóa của những con vật này, thậm chí có nhiều loại sinh vật biển nằm trong chuỗi thức ăn, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Tuy nhiên, “nhiều loại nhựa có chứa hợp chất có thể bị phá vỡ bởi vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn có khả năng chuyển hóa chúng. Và thậm chí, tự bản thân nước biển cũng có thể giúp phân hủy rác thải nhựa”, bà Wang Gexia, kỹ sư hóa học tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết. Theo đó, nhóm các nhà khoa học của bà đã thêm vào các hợp chất thủy phân và hòa tan trong nước vào một loại polyester phân hủy sinh học nhằm tạo ra quá trình chuyển hóa các phân tử tạo ra axit, nước và oxy khi nó tiếp xúc với nước cũng tương tự như chúng ta pha loãng một ly nước đường.
Nhựa và các sản phẩm từ nhựa được phát minh và bắt đầu sử dụng rộng rãi bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ trước. Theo thống kê của các nhà khoa học tại Đại học Georgia (Mỹ), hàng năm con người chúng ta thải khoảng 10 triệu tấn rác thải nhựa ra biển và các đại dương. Hầu hết những loại nhựa phổ biến nhất hiện nay là các loại chai nhựa, túi nilon đều phải mất rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm mới phân hủy hết được, do đó nỗi lo cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, hỗn hợp trên còn chứa gốc tự do - nguyên tử hoặc phân tử tích điện - có thể thêm vào phản ứng hóa học đóng vai trò như chất xúc tác giúp quá trình phân hủy nhựa diễn ra nhanh hơn, có thể chỉ mất tối đa khoảng 10 ngày. Trong thời gian tới, các nhà khoa học Trung Quốc có kế hoạch cải tiến những thông số kỹ thuật và đồng thời tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để rút ngắn thời gian phân hủy nhựa trên các đại dương cũng như các bãi chôn lấp rác thải, và tiến tới sản xuất loại nguyên liệu nhựa mới này trên quy mô rộng hơn nữa nhằm thay thế nguyên liệu cũ, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Bỏ qua danh lợi vì bảo vệ môi trường
Hiện nhóm của bà Wang đang tìm kiếm những đối tác giúp sản xuất được nhiều nhiên liệu nhựa phân hủy hơn khi giá của loại vật liệu này chưa được xác định. Bà Wang cũng thừa nhận chi phí sản xuất nhựa phân hủy cũng tương đương như việc phân hủy nhựa bằng chôn lấp. Tuy nhiên, hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường lại cao hơn rất nhiều khi thời gian phân hủy nhanh. Bà Wang không lo bảo vệ bí mật thương mại bị tiết lộ, thậm chí bà có thể công bố trên tạp chí hàn lâm khi có bằng sáng chế.
Hiện tại, bà Wang đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế nhựa phân hủy để bảo vệ công trình nghiên cứu của mình và đưa ra dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ sớm sản xuất được khoảng 75.000 tấn/năm đối với loại nguyên liệu nhựa phân hủy mới này. Ở Trung Quốc, chính quyền quốc gia này đã cấp phép cho nhóm của bà Wang cùng các cộng sự, các nhà doanh nghiệp, 4 nhà máy đã đi vào hoạt động để sản xuất loại nhựa phân hủy mới.
Tuy nhiên, Chan Wai-kin, Giáo sư hóa học chuyên về vật liệu polymer tại Đại học Hồng Kông cho biết, nhựa phân hủy sinh học đã xuất hiện vài năm trước nhưng việc sử dụng rộng rãi loại nhựa mới này đã không thành công như mong đợi bởi chi phí sản xuất cao. “Nhựa phân hủy sinh học đắt hơn ít nhất 50% so với nhựa thông thường. Quy mô sản xuất 75.000 tấn còn quá nhỏ so với khối lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới tiêu thụ mỗi năm - hàng triệu tấn. Nó vượt qua cả khoa học”, Giáo sư Chan .
Theo vpas.vn